Nước dừa giúp giảm cân, thúc đẩy làm đẹp da… tuy nhiên nhiều tin đồn đang thổi phồng tác dụng của loại nước này, khiến cho không ít người tin tưởng và quá lạm dụng.

Sự thật chuyện uống nước dừa giúp lọc phổi

Nước dừa xứng đáng được mệnh danh là thức uống “quốc dân” bởi chúng có vị ngọt thanh, thơm lừng rất phù hợp với khẩu vị của cả trẻ em lẫn người lớn. Trước đây, nước dừa thường chỉ được sử dụng vào mỗi mùa hè với mục đích giải khát, giải nhiệt. Thế nhưng ngày nay, nước dừa đã được sử dụng quanh năm, bởi vì những lợi ích mà chúng mang lại.

Nước dừa giúp giảm cân, thúc đẩy làm đẹp da… tuy nhiên nhiều tin đồn đang thổi phồng tác dụng của nước dừa, khiến cho không ít người tin tưởng và quá lạm dụng việc uống nước dừa.

Một trong những tin đồn đó có thể nhắc đến việc “uống nước dừa giúp thanh lọc phổi”. Trước thông tin này, ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) chia sẻ: “Tới thời điểm hiện nay, tôi chưa thấy bất cứ loại thực phẩm nào có khả năng lọc phổi. Việc ăn gì mà có thể lọc sạch phổi hoàn toàn là câu chuyện “truyền thuyết” mà thôi.

Cách lọc phổi hiệu quả nhất đó là sinh sống trong môi trường trong lành, hoặc bạn có thể tập hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền… Với những người đang sống ở thành phố lớn, có tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì có thể trang bị trong gia đình một chiếc máy lọc không khí… Không nên hi vọng rằng đồ ăn, thức uống có thể lọc phổi”.

nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-nuoc-dua-doi-voi-suc-khoe-1-800x450.jpg

Nước dừa giúp giảm cân, thúc đẩy làm đẹp da… tuy nhiên nhiều tin đồn đang thổi phồng tác dụng của nước dừa.

Nước dừa là thần dược cho sức khỏe và cơ thể nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể uống một cách bừa bãi. Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng bạn cần nắm được khi tiêu thụ loại nước này.

3 điều quan trọng cần biết khi uống nước dừa kẻo hại thân

1. Nhóm người không nên uống nước dừa

– Người có thể tạng thuộc âm: Những người có thể trạng thuộc âm (dấu hiệu tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy) thì không nên uống nước dừa vì sẽ khiến tình trạng thiếu âm trở nên trầm trọng hơn.

– Người bị thận yếu: Những người hay tiểu đêm, thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa vì dễ lợi tiểu, gây tiểu đêm.

– Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn: Đang bị cảm lạnh thì không nên uống nước dừa vì dừa có tính mát, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Sự thật chuyện uống nước dừa giúp lọc sạch phổi và 3 điều quan trọng cần biết khi uống nước kẻo hại thân - Ảnh 2.

Những người hay tiểu đêm, thận yếu không nên uống quá nhiều nước dừa vì dễ lợi tiểu, gây tiểu đêm.

– Người đang bị đau bụng kinh: Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại về giác mát lạnh, không phù hợp để uống trong thời điểm này.

– 3 tháng đầu thai kỳ: Tử cung của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để phát triển phôi thai. Do đó cần tránh uống nhiều nước dừa kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể uống nước dừa khi thai nhi ổn định nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Thời điểm không nên uống nước dừa

– Mọi người cần tránh uống nước dừa vào buổi tối để không bị đầy bụng, mất ngủ do lợi tiểu.

– Khi vừa đi nắng về cần tránh uống nước dừa vì có thể bị say, các triệu chứng là đầy bụng, sốt cao, ớn lạnh…

– Tránh uống nước dừa khi thi đấu thể thao vì sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh.

3. Liều lượng uống nước dừa

tac-dung-cua-viec-uong-nuoc-dua-tuoi-min.jpg

Việc lạm dụng nước dừa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, giảm huyết áp đột ngột đối với người bị huyết áp thấp, tăng đường huyết, gây mất cân bằng điện giải… Do đó, bạn chỉ nên uống 3-4 trái/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày.

Bên cạnh đó, mọi người cần nhớ uống nước dừa không nên pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.