Đa số chúng ta điều nghĩ rằng, điều hòa mới là thứ “ngốn” điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã chỉ ra món đồ quen thuộc này mới thứ khiến hóa đơn tiền điện cuối tháng tăng cao chót vót.

Ai cũng biết điều hòa là thiết bị “ngốn điện” khủng khiếp nhất khi nắng nóng đỉnh điểm, nhưng ít ai ngờ rằng một số thiết bị “khiêm tốn” khác cũng gây tốn điện không kém.

Các thiết bị có màn hình hiển thị giờ



Đứng đầu trong danh sách “ngốn” điện, chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới.

Điển hình như: Máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện… Những chiếc màn hình “nhỏ tí xíu” này lại sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, bởi ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.
thiet-bi-ton-dien1
Tủ lạnh/tủ đông

“Vì tủ lạnh/ tủ đông cần được bật liên tục, nên không có gì ngạc nhiên khi nó chiếm hơn 12% tiêu thụ điện năng của gia đình”, Natalia cho biết.

Rõ ràng chúng ta không thể tắt tủ lạnh khi không sử dụng, nhưng Natalia cho biết có nhiều cách đảm bảo bạn chỉ phải trả mức tối thiểu cho tủ lạnh. Thường xuyên làm sạch tủ lạnh, cả bên ngoài và bên trong là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện. “Khi bạn vứt bỏ các thực phẩm quá hạn, tủ sẽ không cần phải làm việc để giữ mát hoặc đông lạnh nó, do đó tiết kiệm điện”, cô nói.

Bình nước nóng

Nhiều người không rút điện bình nóng lạnh sau khi tắm nhưng thực tế việc này tiêu tốn rất nhiều điện năng. Bởi vì một khi nhiệt độ bên trong bình nước nóng thấp hơn nhiệt độ cài đặt, máy nước nóng điện sẽ khởi động và tự động làm nóng.

Điều này làm tiêu tốn rất nhiều điện năng và tiền điện của chúng ta tăng cao mà không hề hay biết. Vì vậy, hãy luôn nhớ rút phích cắm của máy nước nóng khi bạn không sử dụng bình nước nóng bằng điện.

Bàn là (bàn ủi)

Bàn ủi cũng là một thiết bị điện được góp mặt trong danh sách ngốn điện này. Tuy có ngoại hình khá nhỏ bé nhưng một chiếc bàn ủi lại có công suất cao bằng cả một chiếc máy lạnh 750 W.

Nếu như trong gia đình bạn sử dụng bàn là vào khoảng 10 giờ/tuần. Thì điện năng tiêu thụ cũng rất lớn lên đến 30 kWh. Vì vậy để tiết kiệm điện các bạn nên ít sử dụng bàn ủi trong gia đình.
thiet-bi-ton-dien-hon-dieu-hoa
Cục sạc điện thoại cắm trong ổ điện

Chắc hẳn một vài bạn sẽ có thói quen sạc điện thoại xong vẫn để cục sạc điện thoại cắm trong ổ y nguyên đúng không. Chúng sẽ vẫn làm hao tốn điện ngay cả khi không kết nối vào thiết bị nào cả. Bạn không cần quá lo lắng vì mức tiêu thụ điện năng này khá nhỏ nên số tiền điện hao phí không quá lớn.

Tuy nhiên việc để lại cục sạc trong ổ cắm khi không dùng sẽ khiến cục sạc bị lão hóa sớm. Chưa kể nó có thể gây mất an toàn về điện, thậm chí chập cháy. Vì vậy bạn nên rút cục sạc khỏi ổ cắm khi dùng xong để tránh lãng phí điện, đảm bảo an toàn cho gia đình nhé. Nếu ổ điện này có công tắc, bạn có thể tắt công tắc này đi mà không cần rút cũng được.

Đối với các thiết bị điện được sử dụng thường xuyên, chúng ta thường chỉ tắt công tắc, nhưng không biết rằng tắt công tắc chỉ đưa thiết bị vào chế độ chờ. Nếu không rút phích cắm ra thì thiết bị vẫn sẽ chạy. Từ đó chúng sẽ ngầm lấy đi rất nhiều điện, lâu dần khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng cao.

Chúng là những thiết bị tiêu hao năng lượng ngay cả khi đang tắt nhờ “nguồn điện ảo”. Ví dụ máy giặt, máy sấy, máy tính để bàn, bộ định tuyến wi-fi và tivi.

Hãy hạn chế việc hút năng lượng này bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện. Có một cách khác gọn nhẹ hơn đó là hãy cắm những thiết bị này vào một ổ điện chung để bạn có thể tắt từ xa tất cả các ổ cắm được kết nối chỉ bằng một lần rút phích.